Giá trị phân biệt (discriminant validity) là việc xem xét rằng một khái niệm nghiên cứu có phải duy nhất và phản ánh hiện tượng khác biệt so với các khái niệm nghiên cứu khác trong mô hình hay không.
Một trong các cách truyền thống đo lường giá trị phân biệt đó là dựa vào hệ số tải chéo (cross loading) của các biến quan sát. Với tiêu chí đánh giá này, hệ số tải ngoài của bất kỳ biến quan sát nào trong nhân tố mẹ cũng phải cần lớn hơn toàn bộ hệ số tải chéo của biến quan sát đó với các nhân tố khác trong mô hình.
Xét ví dụ bảng hệ số tải chéo Cross Loadings từ kết quả SMARTPLS bên dưới. Có 4 nhân tố trong mô hình gồm CV (2 biến quan sát), DK (3 biến quan sát), GB (3 biến quan sát), TL (4 biến quan sát).
Với kết quả ở trên, hệ số tải ngoài của biến quan sát chính là hệ số tải nằm ở cột biến tiềm ẩn mẹ, hệ số tải chéo của biến quan sát là giá trị nằm ở các cột còn lại. Ví dụ: biến quan sát CV1 có hệ số tải ngoài là 0.817 và các hệ số tải chéo là 0.240, 0.425, 0.148.
Gần như toàn bộ hệ số tải ngoài của các biến quan sát đều lớn hơn hệ số tải chéo. Riêng biến TL4, biến này thuộc biến tiềm ẩn TL nhưng lại tải mạnh ở GB hơn với hệ số tải chéo cột GB lên tới 0.709 trong khi hệ số tải ngoài chỉ 0.415. Điều này nói lên rằng, biến TL4 đang vi phạm giá trị phân biệt bởi nó đang đo lường mạnh cho biến GB thay vì biến TL.
Với tình huống biến quan sát không đảm bảo được tính phân biệt trong bảng hệ số tải chéo Cross Loadings trên SMARTPLS, chúng ta nên loại biến này khỏi diagram và thực hiện phân tích lại mô hình đo lường. Tính chất của đánh giá mô hình đo lường trên SMARTPLS cũng tương tự như phân tích nhân tố khẳng định CFA chứ không phải phân tích nhân tố khám phá EFA nên chúng ta sẽ không chuyển biến quan sát TL4 về đo lường cho nhân tố GB.
Xem thêm: Đánh giá tính phân biệt thang đo bằng bảng Fornell and Larcker
Xem thêm: Đánh giá tính phân biệt thang đo bằng HTMT trong SMARTPLS